Chào bạn, sau khi đã chán chê sử dụng các preset màu, mình chợt nhận ra mình chưa biết gì về các thông số chỉnh màu của Lightroom cả ? cho nên hôm nay mình sẽ tổng hợp lại một số kiến thức để cho mình nắm, và các bạn tham khảo, phần nào sơ sót các bạn góp ý nhé ?
Việc hiểu rõ các thông số khi chỉnh ảnh cũng rất có lợi vì khi hiểu rõ các thống số này thì gặp bất kỳ chương trình xử lý ảnh nào bạn cũng dễ dàng làm quen và sử dụng được.
1.White Balance (WB), Temp, Tint – Cân bằng trắng
Thường gặp trong chụp ảnh, là quá trình xác định đúng màu của bức ảnh trong điều kiện chụp cụ thể. Ví dụ cùng một bộ quần áo, bạn nhìn trực tiếp dưới ánh mặt trời cho màu khác, nhìn dưới ánh đèn điện cho màu khác. Màu sắc ánh sáng xung quanh làm ảnh hưởng đến kết quả chụp. Có thể chỉnh lại màu sắc bức ảnh cho đúng bằng cách dùng tính năng WB có trên phần mềm retouch ảnh.
Tính năng WB cho phép người dùng chọn một màu áp lên bức ảnh, để ảnh về đúng màu theo ý đồ người chụp.
Trong Lightroom bạn chỉnh hai thanh Temp và Tint để chọn màu phù hợp cho ảnh.Cụ thể dùng Temp để chỉnh tone ấm (nghiêng về màu vàng) hoặc tone lạnh (nghiêng về màu xanh). Tương tự Tint để chỉnh tone màu nghiêng về hồng hoặc xanh lá.
Thêm sắc vàng cho ảnh ấm hơn
Ảnh nghiêng về xanh
Áp thêm màu xanh lá cho ảnh
Áp thêm màu hồng cho ảnh
2. Exposure: tăng, giảm độ sáng của toàn bức ảnh.
Chỉnh ảnh sáng hơn
3. Contrast: chỉnh độ tương phản giữa vùng tối và vùng sáng trong ảnh.
Tăng độ tương phản của ảnh
4. Highlights: làm vùng sáng trên ảnh sáng hoặc tối hơn.
Làm vùng bầu trời sáng hơn
5. Shadows: tăng hoặc giảm ánh sáng vùng tối trên ảnh
Tăng ánh sáng cho phần cây cối, mặt đất…
6. White: thêm màu trắng vào vùng cực sáng
Vùng bầu trời sáng hơn
7. Black: thêm màu đen vào vùng cực tối
Làm tối cây cối, con người, đất….
8.Clarity: tăng/giảm độ tương phản vùng mid-tone dẫn tới tăng/giảm độ nét của ảnh.
Thuật toán Clarity ngày càng được nâng cấp tạo ra ít noise hơn Sharpen và giữ chi tiết tốt hơn. Ảnh phong cảnh tăng clarity sẽ làm ảnh nét hơn, với ảnh chân dung cần da mềm mại thì giảm clarity.
Làm ảnh nét hơn
9. Vibrance: giúp tăng độ đậm nhạt màu sắc cho ảnh
Vibrance chỉ làm thay đổi các màu yếu, nhợt nhạt, chưa bão hòa. Thông thường người ta thích dùng vibrance hơn saturation vì ít bị bệt màu.
Làm màu sắc đậm hơn
10. Saturation: tăng độ đậm nhạt cho toàn bộ màu trên bức ảnh.
Dùng Saturation dễ làm ảnh bệt màu vì tăng giá trị cả ở vùng màu đã bảo hòa (quá đậm)
Làm đậm màu cho toàn bức ảnh
Oke, hôm nay tới đây thôi, phần tiếp theo mình sẽ giới thiệu với các bạn
Curves: đồ thị cho phép tăng giảm ánh sáng theo:
- dải giá trị ánh sáng từ Highlight cho đến Shadows
- kênh màu sắc: Red, Blue, Green…
Cảm ơn mọi người đã theo dõi và tham gia group để giao lưu học hỏi với nhau nhé
Group facebook: Chia Sẻ Tài Nguyên Cho Designer và Photographer
Nguồn bài viết: taphuan.vn
- [VShare Preset] Post Này Update Liên Tục Các Preset Được Chia Sẻ Bởi NAG TQ (XMP Kèm Ảnh Gốc)
- [VShare Preset] 12 Tone Màu Kem Phong Cách Nước Pháp Morandi Có Độ Bão Hoà Thấp (XMP/DNG/CUBE)
- [VShare Preset] 26 Tone Màu Film Hiện Đại Thích Hợp Nhiều Thể Loại Ảnh Châu Á (XMP/CUBE)
- [VShare LUTs] LUTs Mô Phỏng Phim Kodak 5207 250D và Kodak 5219 500T Dành Cho DaVinci Resolve
- [VShare Preset] Bộ Preset Giả Lập Tone Màu Film Cổ Điển Mới Nhất 2024 (XMP)
- [VShare Preset] Bộ Sưu Tập Đầy Đủ Các Tone Màu Ảnh Cưới Từ NAG Dawn Charles (XMP)