15 Tips Hay Về Máy Ảnh DSLR Cho Người Mới Bắt Đầu (Phần 01)

Hầu như hầu hết các photographer khi bắt đầu bước vào con đường nhiếp ảnh đều sử dụng đến Máy Ảnh DSLR thay cho sử dụng điện thoại hoặc máy ảnh compact nhỏ gọn.

Để hiểu rõ hơn về Máy Ảnh DSLR và các thông số liên quan, mình sẽ tổng hợp lại các yếu tố cần chú ý để việc sử dụng DSLR của bạn trở nên hiệu quả hơn.
Đây là bài viết mình sưu tầm từ blog nước ngoài và tham khảo từ nhiều nguồn khác.

Bây giờ, hãy nói với nhau về từng thông số

1.Khẩu độ

Bạn xoay vòng điều khiển qua chế độ A hoặc Av để chọn chế độ ưu tiên khẩu độ. Xoay vòng bánh xe để chọn chỉ số khẩu độ, và máy tự động thiết đặt tốc đô màn trập tương ứng với khẩu độ mà bạn chọn.

Chẳng hạn, bạn muốn xoá hậu cảnh, bạn chọn khẩu độ f/2.8 hoặc f/2.0 tuỳ ống kính, máy ảnh sẽ tự động chọn tốc độ 1/250s (chẳng hạn vậy). Nhưng nếu bạn muốn ảnh có độ sâu trường ảnh sâu hơn, tức là độ sắc nét từ chủ thể đến hậu cảnh đều nét, bạn chọn f/11, thì khi đó máy sẽ tự động chọn tốc độ màn trập 1/125 hoặc 1/160 chẳng hạn vậy.

2.Tốc độ màn trập

Nếu bạn muốn chủ động kiểm soát tốc độ màn trập, bạn chọn chế độ S hoặc Tv trên vòng quay điều khiển. Sau đó, bạn chủ động chọn tốc độ màn trập, chẳng hạng 1/125, máy ảnh sẽ tự động chọn khẩu độ tương ứng, chẳng hạn nó sẽ chọn khẩu f/4. Bạn sẽ chọn tốc độ không chậm quá để tránh rung lắc máy, và có chỉ số khẩu để đạt độ nét ảnh đúng ý.

Chẳng hạn bạn chọn tốc độ 1/250, khẩu độ máy đề nghị là f/2.8 thì ảnh sẽ có độ nét mỏng như ảnh sau.
 

Bạn sẽ giảm tốc độ xuống 1/60, khi đó khẩu độ máy đề nghị là f/8 chẳng hạn, ảnh sẽ có độ nét sâu hơn.

3.ISO

Để thay đổi độ nhạy sáng ISO, bạn sẽ vào menu hoặc bấm nút chỉnh ISO và xoay bánh xe tuỳ chỉnh. Nếu chụp môi trường ánh sáng tốt, bạn nên chọn ISO thấp như 100, và sẽ tăng ISO khi môi trường ánh sáng yếu, đủ để duy trì tốc độ màn trập ở mức mà bạn yên tâm máy ảnh không bị rung lắc làm ảnh mờ nhoè. ISO tăng càng cao thì ảnh càng có nguy cơ bị nhiễu hạt (noise), trừ khi nào bạn muốn chụp một bức ảnh nhiễu hạt vì thích.

Trong một số trường hợp (một số nhé), người chụp cố ý tăng ISO để đóng khẩu nhỏ hơn, để tăng độ nét sâu. Bởi có tình huống nếu giảm ISO thấp, mở khẩu lớn sẽ có độ nét mỏng không đúng ý độ người chụp.

Cân bằng trắng (white balance)
Bấm nút WB và bạn có thể chọn AWB (tự động WB) trong hầu hết các tình huống chụp ảnh. Nếu bạn muốn cân bằng trắng tuỳ hoàn cảnh ánh sáng thì tuỳ chỉnh các WB hình bóng đèn tròn, đèn huỳnh quanh, dưới trời mây, chụp có đèn flash…


4. Focal length – Tiêu cự

Một trong những thuộc tính quan trọng của ống kính, đó chính là Tiêu cự. Về mặt kỹ thuật, tiêu cự được định nghĩa là khoảng cách từ quang tâm đến tiêu diện. Khoảng cách này thường được tính bằng mm. Tiêu cự càng dài thì góc nhìn càng hẹp, hay tiêu cự càng dài thì sẽ thấy càng xa (Chú ý, thấy vật ở xa, chứ không phải phóng đại, phân biệt tele và macro).

Độ dài tiêu cự và loại ống kính

Nhỏ hơn 20mm = Ống kính góc siêu rộng

Từ 24mm đến 35mm = Ống kính góc rộng

Bằng với 50mm = Ống kính bình thường (góc nhìn tương đương với mắt người)

Từ 80mm đế 300mm = Ống kính Tele

Lớn hơn 300mm = Ống kính siêu Tele

Thông tin trên chỉ đúng khi ống kính gắn trên máy Full-frame. Trong trường hợp gắn trên máy ảnh crop (APS-C), tiêu cự thực tế là tiêu cự của ống kính nhân cho hệ số crop. Ví dụ bạn có một ống kính 50mm nếu gắn trên máy full-frame, nó được xem là ống kính bình thường, nhưng gắn trên máy crop, tiêu cự thực tế là 50×1.6 (hoặc 1.5 tùy máy) = 80mm, vậy ống kính lúc này có tiêu cự tương đương với ống kính tele

Hết phần 01.

15 Tips Hay Về Máy Ảnh DSLR Cho Người Mới Bắt Đầu (Phần 02)

Sưu tầm từ nhiều nguồn
Tham gia group bên dưới để cập nhật phần 02 nhanh nhất:

Chia Sẻ Tài Nguyên Cho Designer và Photographer

 

 


Lưu ý quan trọngChỉ hỗ trợ kĩ thuật cho thành viên VIP từ gói 06 tháng trở lên qua kênh chat, nếu bạn đăng ký gói VIP khác vui lòng comment vào bài viết vấn đề bạn gặp phải, bạn sẽ nhận được phản hồi trong vòng 48h.

0 0 votes
Article Rating

Bài viết cùng chủ đề:

Mọi Người Cũng Thường Xem

guest
Tất cả comment đều được kiểm duyệt cẩn thận! Hãy dùng tên của bạn khi comment, không sử dụng keyword trong ô Name. Xin cảm ơn.
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Bạn thấy sao về bài viết này? cho mình biết nhéx