Những Điều Bạn Cần Phải Biết Trước Khi Mua Chiếc Máy Ảnh Đầu Tiên

⚠️[Chú Ý]Tài khoản không hoạt động trong vòng 01 năm sẽ bị xoá, thời gian xoá vào ngày 31.10.2024


Bạn đang xem xét việc mua một máy ảnh kỹ thuật số và không biết bắt đầu từ đâu? Có một số tính năng chính nhất định bạn nên biết (và mong đợi) trong một máy ảnh kỹ thuật số mà không cần phải lãng phí hàng chục triệu cho những tính năng mà bạn không cần thiết.

Công nghệ tốt hơn và rẻ hơn đã giúp cho bạn có được hình ảnh chất lượng tuyệt vời dễ dàng hơn bao giờ hết mà không cần phải mua một máy ảnh siêu cao cấp chuyên nghiệp.

1. Chất Lượng Hình Ảnh

Bất cứ loại máy ảnh nào đi nữa, megapixel giúp quyết định chất lượng hình ảnh, biến chúng thành chìa khóa để chọn máy ảnh. Megapixels là số pixel trong file hình ảnh cuối cùng. Tuy nhiên, đó không phải là thông số kỹ thuật duy nhất để tìm kiếm, đặc biệt nếu bạn đang tìm mua một máy ảnh cao cấp hơn.

Kích thước của cảm biến của máy ảnh cũng có tác động đáng kể đến chất lượng hình ảnh. Cảm biến càng lớn, nó càng thu được nhiều ánh sáng. Điều đó cho bạn hình ảnh tốt hơn. Cảm biến lớn hơn cũng cung cấp nhiều tùy chọn độ sâu trường ảnh hơn, và đó là một điểm cộng lớn cho các nhiếp ảnh gia chân dung. Như bạn có thể đoán, cảm biến càng lớn thì camera càng đắt. ^^

Cảm biến full-frame là lớn nhất (cảm biến có kích thước của một đoạn phim 35mm), tiếp theo là APS-C, 1,5 inch, và sau đó là Micro Four Thirds. Cảm biến một inch được tìm thấy trong các máy compact cao cấp.

Đây là những gì bạn nên biết về máy ảnh kỹ thuật số.

2.Các Loại Máy Ảnh

Máy ảnh point and shoot (PnS) hay còn gọi là máy ảnh compact, là dòng máy được trang bị ống kính cố định ở trước máy ảnh, có tốc độ màn chập và khẩu độ cố định. Hầu hết những dòng máy ảnh này đều là máy ảnh kỹ thuật số, bạn chỉ cần ngắm vào vật cần chụp và nhấn nút, mọi việc còn lại chiếc máy ảnh sẽ xử lý.
Máy ảnh point and shoot có một ưu điểm rất lớn đó là dễ dàng sử dụng. Chúng được thiết kế đơn giản, ít chức năng và gần như tự động hoàn toàn mà bạn không phải lo lắng bất cứ điều gì, khá giống với camera trên smartphone. Điều này rất phù hợp cho những người có ít hay không có kinh nghiệm chụp ảnh.
Máy ảnh point and shoot được thiết kế cho những người mới làm quen với nhiếp ảnh, do đó dòng máy ảnh này không nâng cao được nhiều kinh nghiệm. Nếu như bạn muốn tự động, nó sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhưng nếu bạn muốn kiểm soát sâu hơn những thông số của bức ảnh, thiết bị này sẽ không đáp ứng được.
DSLR ( digital single-lens reflex):

Ánh sáng đi vào ống kính, gặp hệ thống gương phản chiếu, hắt vào khung ngắm (View Finder) để người chụp nắm bắt khung hình sẽ được chụp.

Khi chụp, gương sẽ lật lên để ánh sáng đi vào bộ cảm biến. Vì thế, ta thấy khung ngắm chợt tối đen trong khoảnh khắc chụp hình. Và vì thế, máy dSLR không quay được phim, vì đa số thời gian, gương phản chiếu đều che kín bộ cảm biến.

Các máy PnS thì hoạt động khác, nó không có gương hắt, và khung ngắm của nó (nếu có) là khung ngắm điện tử (Electronic View Finder – EVF), nhìn vào EVF ta thấy khác hẳn với VF của máy dSLR. Cảm biến không bị che trong toàn thời gian, nên nhiều máy PnS quay được phim.

Mirrorless camera
Là loại máy ảnh kỹ thuật số không gương lật, ra đời dựa trên cơ chế loại bỏ gương lật phản xạ hình ảnh lên kính ngắm – một thành phần quan trọng của máy ảnh DSLR.
Trong một mirrorless camera không có cấu tạo kính ngắm quang học, thay vào đó cảm biến luôn mở và tiếp xúc với ánh sáng, cho bạn xem trước những hình ảnh kỹ thuật số thông qua màn hình LCD  hoặc qua kính ngắm điện tử (EVF). Vậy cơ chế không gương lật ở các loại mirrorless camera có gì đặc biệt?

Khi nghe đến cụm từ “không gương lật” chúng ta sẽ có cảm giác đây là những máy ảnh đời cũ point-n-shoot, nghĩa là chỉ việc đưa lên ngắm và bắn. Những trên thực tế, thời đại công nghệ lên ngôi thì các máy mirrorless có một sức mạnh ngang hàng với các máy DSLR vốn đang là tượng đài trong thế giới máy ảnh. Chúng ta tạm thời không kể đến nhưng con quái thú Medium-format mà hãy so sánh một cách công bằng với DSLR cảm biến crop hay full-frame vốn phổ biến hơn.

Máy ảnh Bridge Camera (Compact Camera)
Là sự kết hợp giữa dòng máy ảnh Compact và DSLR, máy ảnh bridge camera có ngoại hình giống thân máy DSLR – chuyên nghiệp nhưng vẫn không tích hợp ống kính rời.

Ưu điểm:

Thiết kế chuyên nghiệp
Các thông số được tùy chỉnh nên các sản phẩm sẽ đa dạng và độc đáo hơn.
Có ống ngắm điên tử EVF: hỗ trợ khuếch đại độ sáng trong điều kiện thiếu sáng, đồng thời cho phép lấy nét dễ dàng.
Nhược điểm:

Màn hình cảm biến nhỏ, chất lượng chụp ảnh đạt mức trung bình
To hơn compact nên khó bỏ túi, cần túi xách chuyên biệt dành cho máy ảnh
Đối tượng sử dụng:

Chụp ảnh du lịch
Chụp ảnh sinh hoạt đời thường
Chụp ảnh phong cảnh



3.Ống Kính Kỹ Thuật Số

Ống kính máy ảnh hay còn gọi là Lens được xem như là một bộ phận không thể thiếu của chiếc máy ảnh, còn được xem như là “con mắt” của chiếc máy ảnh hiện nay. Cơ chế hoạt động của nó là khi các tia sáng phải được đi qua ống kính trước khi chiếu lên kính ngắm máy ảnh, bề mặt tấm phim (của máy chụp phim) hay cảm biến để tạo nên hình ảnh. Chất lượng của tia sáng và lượng sáng qua ống kính sẽ quyết định toàn bộ đến chất lượng của hình ảnh.

Vì vậy, ống kính có một vai trò hết sức quan trọng trong việc xử lý hình ảnh cũng như tạo nên một tấm ảnh vô cùng đẹp. Tuy thế, không phải ai mới tiếp xúc với máy ảnh cũng có thể hiểu rõ hết được các loại Lens cũng như công dụng của chúng.

Các loại ống kính thường gặp

Chúng ta có thể phân loại ống kính máy ảnh (Lens) thành các loại chính như: Lens Kit, Lens Prime, Lens Zoom, Lens Telephoto, Lens gốc rộng,…

Lens Kit
Đây là một loại ống kính thông dụng thường được bán kèm với thân máy ảnh ống kính rời như SLR hoặc DSLR. Nhìn chung thiết kế và tầm ngắm của ống kính này ở mức thấp trong các loại lens máy ảnh DSLR. Đây là loại lens được nhà sản xuất hướng đến những người mới tiếp xúc đến máy ảnh với cách sử dụng đơn giản, phổ biến của nó.

Lens kit thường có thể là Lens Fixed hoặc Lens Zoom nhưng nó thường là Lens Zoom để phù hợp với đa số nhu cầu của người sử dụng. Mặc dù chất lượng của dòng Lens Kit không thể tốt bằng những loại cao cấp khác nhưng nếu bạn không đủ kinh phí cũng như mới tiếp xúc với máy ảnh thì cũng chưa cần đến những loại Lens khác. Nếu bạn biết tận dụng tối đa những điểm mạnh của Lens Kit thì nó vẫn mang lại hiệu quả vô cùng cao.

Lens Prime (còn gọi là Lens Fixed)
Là loại lens có tiêu cự cố định (được fixed), vì vậy nếu muốn zoom vào chủ thể thì bạn chỉ có thể tự zoom bằng cách di chuyển đến chủ thể. Chính vì vậy, đây là loại lens vô cùng đặc biệt này ngày càng trở nên ít hơn so với những chiếc Lens Zoom có tiêu cự đa dạng. Nhiều người thích sử dụng loại lens này để chụp chân dụng và độ vật có thể xóa phông cảnh đằng sau.

Giá cả của Lens Prime thường rẻ hơn so với những loại lens khác, chất lượng quang học tốt, trọng lượng gọn và nhẹ hơn. Nhược điểm của nó là chỉ có một tiêu cự nhất định mà không thể thay đổi được. Dải tiêu cự thường thấy ở lens prime là 20mm, 24mm, 28mm, 35mm, 50mm, 85mm, 105mm, 200mm, 300mm, 400mm, 600mm,…

Lens Zoom
Trái lại với loại Lens Prime, Lens Zoom là loại ống kính có tiêu cự có thể thay đổi. Dòng lens này có rất nhiều sản phẩm khác nhau và đa dạng từ khẩu độ, giá thành. Với loại lens này, bạn có thể zoom ở nhiều dải tiêu cự từ 18-300mm. Bạn có thể zoom xa chủ thể, hay zoom gần lại chủ thể một cách vô cùng dễ dàng, tiện lợi. Chính vì đó, đây là ống kính được mọi người ưa chuộng nhất bởi sự tiện ích của nó.

Lens Telephoto
Đây là một trong những loại lens có giá thành cao nhất, dành cho những thợ chuyên nghiệp, lành nghề. Khi nhắc đến loại lens này, bạn sẽ ấn tượng bởi kích thước khủng của loại ống kính này. Lens Tele có rất nhiều dải tiêu cự, tiêu cự cực lớn cỡ như 1400mm được gọi là Super Tele, người ta thường dùng loại kính này để chụp những chủ thể ở xa, chụp thể thao và chụp ảnh động vật haong dã vì khó có khả năng đến gần chủ thể đó.

Tương ứng với tiêu cự của Lens Telephoto là giá tiền rất lớn lên đến vài nghìn đô với loại lớn và loại nhỏ sẽ có giá thành rẻ hơn.

4.Lựa Chọn

Chọn máy ảnh kỹ thuật số có thể là một thách thức, đặc biệt nếu đó là máy ảnh đầu tiên của bạn và bạn dự định trả tới vài trăm đô la. Thông tin ở trên là phần cơ bản của các tính năng và chi tiết cần lưu ý khi bạn lần đầu tiên bắt đầu xem xét máy ảnh.

5. Một Vài Lời Khuyên

– Nhờ sự tư vấn của các nhiếp ảnh gia đi trước, hoặc chủ cửa hàng máy ảnh. Tuy nhiên, đừng vội vàng mua hàng ngay lập tức. Xem xét nhiều của hàng và tìm hiểu thực tế của các loại. Đặc biệt, hãy đặt nhiều câu hỏi.
– Đọc đánh giá của người dùng trực tuyến để xem những gì người khác đang nói. Kinh nghiệm của họ khi sử dụng một máy ảnh cụ thể là gì? Ưu và nhược điểm?
– Ngoài ra, tùy thuộc vào cấp độ máy ảnh, thường có thể thuê máy ảnh trong một thời gian ngắn. Đây là một cách tuyệt vời để có được cảm giác về những gì nó có thể làm và cảm giác của bạn về nó. Tất nhiên, bạn cũng có thể mượn máy ảnh của ai đó để dùng thử.
– Tiết kiệm một số tiền bằng cách mua một máy ảnh đã qua sử dụng một vài năm trở lại. Vâng, công nghệ có thể cũ hơn một chút, nhưng bạn sẽ tiết kiệm cho mình một số tiền.
Chúc bạn có thể tìm được một máy ảnh ưng ý nhất và có những bức ảnh để đời <3
 

Bài viết tham khảo: https://www.beart-presets.com/blog/first-digital-camera

 

 

 


Lưu ý quan trọng - Chỉ hỗ trợ kĩ thuật cho thành viên VIP từ gói 06 tháng trở lên qua kênh chat, nếu bạn đăng ký gói VIP khác vui lòng comment vào bài viết vấn đề bạn gặp phải, bạn sẽ nhận được phản hồi trong vòng 48h.
- Hỗ trợ cài đặt có tính phí với các gói VIP 24h, 01 tháng, 03 tháng - Vui lòng Inbox
- Các tài nguyên mục làm phim không hỗ trợ cài đặt và sử dụng


0 0 votes
Article Rating

Bài viết cùng chủ đề:

Mọi Người Cũng Thường Xem

guest
Tất cả comment đều được kiểm duyệt cẩn thận! Hãy dùng tên của bạn khi comment, không sử dụng keyword trong ô Name. Xin cảm ơn.
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Bạn thấy sao về bài viết này? cho mình biết nhéx