Về nhiếp ảnh, máy ảnh là công cụ hành nghề quan trọng chiếm đến 90% công việc, nếu không có nó thì xem như bạn không phải là Nhiếp ảnh gia? đúng không nào, nhưng đối với anh em mới vào nghề hoặc chỉ chụp choẹt cho vui, anh em đã biết cách bảo quản máy ảnh (cần câu cơm) đúng cách chưa, hãy theo dõi bài viết bên dưới và cho mình biết ý kiến của bạn như thế nào nhé.
Một phần hỏng hóc xuất hiện có nguyên nhân từ phía nhà sản xuất, phần còn lại, chiếm đa số, là do người dùng chưa có biện pháp bảo quản thích hợp và sử dụng sai một số nguyên tắc cơ bản.
Nằm trong top các mặt hàng điện tử khá “nhạy cảm” do cấu tạo bởi nhiều linh kiện nhỏ phức tạp, thế nhưng, máy ảnh số lại ít mắc phải các lỗi vặt.
Dòng compact
Máy ảnh số đã hỏng là tốn tiền.
Tỷ lệ hỏng hóc của dòng máy này là 3 trên 10. Phần lớn hỏng hóc thường xảy ra với bộ cảm biến, hay còn gọi là sensor. Có thể xem thành phần này là linh hồn của máy vì nó có khả năng quán xuyến những phần việc quan trọng nhất, từ việc chuyển dữ liệu ánh sáng tự nhiên thành ánh sáng ảnh đến việc quyết định chất lượng độ phân giải ảnh. Tần suất hoạt động nhiều, cùng quá trình dùng máy không cẩn thận của người dùng: Đánh rơi, cấn hoặc ép mạnh vào máy, điều kiện thời tiết không thuận lợi… đều ảnh hưởng đến bộ phận đặc biệt nhạy cảm này. Bên cạnh đó, việc sử dụng không đúng chức năng, thông số kỹ thuật của máy cũng ảnh hưởng đến sensor.
Các dòng máy compact trên thị trường hiện nay đều dùng công nghệ CMOS và CCD. Theo quy luật, máy dùng công nghệ CMOS thường tiết kiệm được chi phí vì giá thành rẻ do sensor CMOS chỉ cho chất lượng ảnh chỉ ở mức tương đối. Theo đó, khả năng làm việc của máy cũng có giới hạn nhất định. Riêng sensor CCD đạt chất lượng cao hơn, có thể phóng to, thu nhỏ ảnh và chụp với độ nhạy cao, giá thành cũng đắt hơn… Nhiều khách hàng, do không biết điều trên, đã dùng máy công nghệ CMOS với cường độ cao như của CCD. Do đó, tuổi thọ của sensor bị suy yếu dần. Lâu ngày, nếu không có sự điều chỉnh kịp thời, sensor hỏng cũng là điều tất yếu. Ngược lại, những chiếc máy dùng CCD cũng không phải là “bất khả chiến bại” nên cần cơ chế hoạt động hợp lý.
Để máy ảnh vào túi để tránh bụi.
Dấu hiệu sensor xuống sức là độ sáng trên ảnh không còn chuẩn, hoặc quá sáng, hoặc tối màu dù đã điều chỉnh chế độ cân bằng trắng. Tốc độ chụp sẽ ngày càng chậm chạp, khoảng cách chụp giữa các bức ảnh rất lâu.
Khi sensor hỏng, biện pháp duy nhất là thay mới vì phương pháp phục hồi không mang lại kết quả. Giá thay mới 500.000-1.000.000 đồng tuy theo độ phân giải và nhà sản xuất.
Ngoài ra, một số sensor bị lỗi là do nhà sản xuất. Tuy nhiên, con số này không đáng kể và đều được các hãng bảo hành, thanh mới miễn phí. Canon từng bị trường hợp này với các máy A60, 70, 75, 300, 310 (PowerShot) và V3, II, IIs (Ixus).
Ngoài sensor, có một số máy lại hỏng ống kính do không được vệ sinh thường xuyên hay trong quá trình chụp đánh rơi gây ra gẫy ống kính, hư board mạch điện tử. Việc sử chữa và thay mới ống kính ở máy compact khá đắt do nó được thiết kế khép kín trong thân máy và khó tìm hàng.
Ngoài ra, khi không sử dụng nên tháo pin ra khỏi máy. Nhiệt độ nóng như ở TP HCM hay trong mùa hè ở Hà Nội dễ khiến pin đổ mồ hôi, ảnh hưởng đến linh kiện bên trong.
Dòng chuyên nghiệp
Máy ảnh số chuyên nghiệp cũng mắc những vấn đề như máy số nghiệp dư.
Hỏng hóc vặt ở máy pro cũng chiếm tỷ lệ rất ít. Rắc rối nhiều nhất thường là ống kính, sensor.
Ống kính là một tổ hợp các lăng kính giúp lấy cự ly xa, gần, tạo sự thuận lợi để người chụp có được những bức ảnh sắc nét. Do là bộ phận có thể tháo lắp nên ống kính không tránh khỏi tình trạng thường xuyên bị bám bụi, ẩm mốc. Sử dụng và bảo quản không đúng cách, ống kính bẩn sẽ khiến ảnh chụp bị nhòe, nổi đốm màu. Thông thường, cứ khoảng 3 tháng, phải vệ sinh ống kính một lần. Bạn có thể gửi máy tới hiệu để thợi chuyên nghiệp lau với giá 30.000-50.000 đồng (lau thường) và 50.000-100.000 đồng (lau kỹ với thuốc).
Ngoài ra, trong quá trình dùng, bạn cũng phải bảo quản máy một cách cẩn thận. Cách tự bảo quản khá đơn giản: Sau khi dùng, lấy khăn mềm lau nhẹ nhàng toàn bộ ống kính và thân máy. Cho máy vào hộp hút ẩm hoặc tủ sấy. Trường hợp mang máy ra biển thì bạn phải hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng nước biển thấm ướt vào bất kỳ bộ phận nào trên máy. Chú ý, không để cát chui vào ống kính, làm kẹt vòng xoay zoom. Nếu không để ý, xoay mạnh tay, thì ống kính bị dính cát sẽ làm gãy các cần xoay bên trong. Khi chọn mua ống kính, bạn nên chọn loại có lớp UV bảo vệ.
Ảnh chụp không rõ nét, ngoài nguyên nhân ở ống kính thì sensor cũng là tác nhân trực tiếp. Nằm sâu phía trong máy, tiếp giáp với ống kính nên bộ phận này rất dễ bị bôi bẩn. Vệ sinh ống kính đã khó, làm sạch sensor còn khó gấp bội.
Bạn có thể kiểm tra xem sensor có bẩn không bằng cách sau: Tháo ống kính ra, bật đèn sáng. Nhấn vào Menu, chọn Clean Sensor. Nhấn Set, màn hình hiện lên, khi đó bạn sẽ thấy một “con” sensor màu xanh. Nếu thấy xung quanh sensor có nhiều vết lốm đốm thì nó đã đến thời kỳ làm sạch.
Có thể tự vệ sinh sensor theo cách sau: Dùng quả bóp hơi thổi bụi, thổi nhẹ nhàng theo chiều ngang để nếu có bám bụi thì bụi sẽ bị bắn ra ngoài. Quá trình thổi nên úp máy xuống và thổi từ dưới lên.
Nguồn sưu tầm
- [VShare Preset] Post Này Update Liên Tục Các Preset Được Chia Sẻ Bởi NAG TQ (XMP Kèm Ảnh Gốc)
- [VShare Preset] 05 Tone Màu Nâu Caramel Siêu Đỉnh Nhất Định Phải Thử (XMP/DNG/CUBE)
- [VShare Preset] Ánh Sáng Đêm Đường Phố Với Cài Đặt Sẵn Chân Dung Và Phim Văn Học (XMP/CUBE)
- [VShare EBOOK] Hướng Dẫn Tạo Dáng Cho Ảnh Chân Dung Cho Nữ Trị Giá 200$ (PDF)
- [VShare Preset] Kodachrome 25 (K14) – Hiệu Ứng Màu Sắc Đậm Nét và Bí Ẩn (XMP/CUBE)
- [VShare Action] Tạo 11 Kiểu Hiệu Ứng PRISM Light – Cầu Vồng Chỉ Với Action Này