5 Gợi Ý Tìm Chủ Đề Để Chụp Ảnh Từ Magnum Photos

⚠️[Chú Ý]Tài khoản không hoạt động trong vòng 01 năm sẽ bị xoá, thời gian xoá vào ngày 31.10.2024


Nếu bạn đã thường xuyên chụp ảnh đơn, chủ đề rời rạc hãy thử một trải nghiệm mới, nhiều thử thách và yêu cầu tập trung trong thời gian dài, hayx thử nghĩ đến chụp ảnh bộ. Chụp ảnh bộ đòi hỏi bạn cần có sự kiên trì và tư duy cao hơn rất nhiều so với chụp ảnh đơn. Không còn đơn giản là nắm bắt khoảnh khắc, chọn bố cục hay là hướng của ánh sáng nữa, bạn còn cần có kế hoạch cụ thể ngay từ khi mới bắt đầu, kể từ lúc bấm máy cho đến khi kết thúc bộ ảnh. Khâu edit, biên tập cũng đòi hỏi sự tỉ mĩ và hết sức quan trọng góp phần quyết định sự thành công của bộ ảnh, tùy thuộc vào bạn trưng bày ở đâu – triển lãm, làm web, sách….

Vậy ta sẽ chụp chủ đề gì? Xin chia sẻ với anh em 5 gợi ý từ hãng ảnh Magnum Photos, cùng những ví dụ thực tiễn để tham khảo và biết đâu, có thể bắt đầu một dự án ảnh của riêng mình.

1. Bối cảnh nơi bạn sống
Bruce Davidson nổi tiếng bởi những hình ảnh ông chụp ở New York, từ cuối những năm 1960 đến thập kỉ 80. Đối với NAG, bối cảnh chính trị tại thời điểm đó cần tư liệu hoá vì tình hình cấp bách. Nhưng thay vì ghi lại những sự kiện đang xảy ra tại Hoa Kỳ hay quốc tế, cuộc chiến tranh Việt Nam, việc khám phá vũ trụ của Mỹ và những phong trào hoạt động nhân quyền, Davidson lùi về sân sau, hướng ống kính tới những cư dân nghèo khó đang sống trong thành phố, giữa bối cảnh hỗn loạn toàn cầu.

Bruce Davidson East 100 St. New York City. USA. 1966

Anh chia sẻ: “Năm 1966, tôi bắt đầu ghi lại khu vực dân cư tại Spanish Harlem, hay còn gọi là El Barrio. Đầu tiên, tôi gặp uỷ ban dân cư xin phép họ cấp giấy tờ để có thể trình những người đứng đầu địa phương, những nhà đầu tư kinh doanh và thị trưởng. Những người công nhân đã dẫn tôi đi gặp và quan sát mọi người đang sống ở khu nhà cực kỳ xuống cấp.

Tôi đã được chứng kiến mọi người cùng làm việc để cải thiện cuộc sống và tạo ra một vùng đất của hoà bình, có sức mạnh và niềm tự hào. Vào thời điểm đó của lịch sử Mỹ, chúng tôi phóng tên lửa khám phá mặt trăng và gây ra một cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Tôi muốn trải nghiệm những không gian trong lòng thành phố và ghi lại tất cả những vấn đề và tiềm năng ở đó.

Tôi đã chụp lại những con người ở phố East 100th và môi trường sống của họ với một chiếc máy ảnh cỡ lớn cùng tấm vải trùm tối. Tôi mang theo một chiếc tripod khá nặng và một cái đèn lớn, cùng tập portfolio chứa những tấm ảnh đã chụp trong cộng đồng đó. Tôi đứng trước các chủ thế, sự hiện diện của chiếc máy ảnh cổ điển, to lớn thể hiện một sự tôn trọng nhất định đối với hành động chụp ảnh, đặt tôi vào chính tấm hình đó.”

© Bruce Davidson East 100 St. New York City. USA. 1966.
© Bruce Davidson East 100 St. New York City. USA. 1966
© Bruce Davidson East 100th Street. New York City. USA. 1968.
© Bruce Davidson East 100 St. New York City. USA. 1966. ​

Thông qua chia sẻ của Bruce Davidson, anh em có thể thấy không cần đi đâu xa để thực hiện những bộ ảnh cá nhân. Ngay tại thành phố mình đang sống, bạn có thể tìm thấy sự kết nối với không gian và con người để ghi hình lại. Không nhất thiết phải là chủ đề gì quá to tát hay xa xôi, bạn sẽ thấy dễ dàng bắt đầu với ngay khu xóm mình ở – những cô chú hàng xóm, sinh hoạt của khu chợ quê hay vấn đề môi trường hiện tại ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân như thế nào, v.v… Vậy hãy thử nhìn quanh và khởi đầu từ những gì gần gũi nhất ;)

2. Những tin tức chưa được đưa
Trong khi những tin tức lớn yêu cầu tư liệu hoá một cách chuyên sâu, bạn có thể tìm những câu chuyện để lại dấu ấn bằng cách chú ý hơn tới những sự việc ở quy mô nhỏ và chưa từng được đưa tin.

Dự án ảnh của Zachmann được khơi gợi cảm ứng từ một mẩu tin gần như chưa phổ biến đối với truyền thông quốc tế. Anh quyết định đào sâu hơn về mafia và cảnh sát ở Naples.

“Câu chuyện đầu tiên mà tôi thực sự thực hiện là về mafia Naples. Tôi đọc một tờ báo Pháp thông tin rằng vào thời điểm đó, có một cuộc chiếc bang hội giữa hai gia đình ở Naples, có tới 400 người chết một năm. Lúc ấy, cuộc chiến tranh Lebanon đang diễn ra và tất cả các phóng viên đều tập trung đưa tin tức về nó. Tôi không muốn đi theo lộ trình đó nhưng tôi muốn đương đầu với những bạo lực mà mình đã đọc trên tờ báo. Tôi là một phóng viên ảnh trẻ nên tôi muốn trải nghiệm nhiều hơn và vượt qua giới hạn của bản thân.”

Mọi người nhìn đội chống mafia hoạt động. Naples, vùng Campania, Ý. 1982. © Patrick Zachmann
Đội chống Camorra kiểm tra một căn hộ để tìm kiếm một kẻ giết người. Naples, vùng Campania, Ý. 1982.
© Patrick Zachmann
Đội hình chống lại Camorra xông vào một nhà đánh bạc bất hợp pháp và thu giữ 20 triệu liga. Thành phố Naples. Vùng Campania. Ý. 1982. © Patrick Zachmann
Trong khi tìm kiếm nghi phạm, đội chống Camorra kiểm tra danh tính của một cặp vợ chồng trẻ. Thị trấn Naples, vùng Campania, Ý. Tháng 6 năm 1982. © Patrick Zachmann​

3. Ra khỏi vùng an toàn
Trong khi đi theo kinh nghiệm của các đàn anh về nhiếp ảnh là một cách tốt để học hỏi và phát triển thực hành của bản thân thì việc rời xa khỏi con đường ấy cũng giúp bạn có một hướng riêng thực sự phù hợp với mình.

Là một nhiếp ảnh gia trẻ, Bieke Depoorter luôn cố gắng tìm cho mình một hướng đi riêng và cô từng trải nghiệm nhiếp ảnh đường phố. Nhưng điều này chưa bao giờ làm cô thấy thoả mãn. “Tôi đã luôn cố gắng trở thành một nhiếp ảnh gia đường phố nhưng sau tất cả, tôi chỉ cảm thấy như mình đang đi ăn cắp những bức ảnh mà các nhiếp ảnh gia khác từng chụp.”



Và Depoorter đã ra khỏi vùng an toàn của mình bằng cách đi tới Siberia, nơi cô không quen biết ai và cũng không nói được ngôn ngữ của quốc gia này. Năm 2009, NAG đi tới Nga, chụp lại những người mà cho cô ngủ nhờ. Đây là dự án ảnh tốt nghiệp của cô, tên là “Ou Menya”. Dự án này đã đạt được nhiều giải thưởng, trong đó có giải Magnum Expression Award và cuối cùng cô in thành sách ảnh vào năm 2011.

Cô chia sẻ trong sự kiện Magnum Photos Now: “Tôi muốn di chuyển trên con tàu đi xuyên Sibera và dừng lại tại những ngôi làng nhỏ rồi chụp ảnh ở đây, Tôi không có tiền để thuê khách sạn và những nơi tôi tới cũng thường không có khách sạn, vì thế tôi đã hỏi cô gái đầu tiên tôi gặp ở Moscow. Cô ấy nói được tiếng Anh và tôi đã nhờ cô ấy viết giúp mình một lá thư nói rằng tôi cần tìm một chỗ ngủ qua đêm. Nó giúp tôi có thể tìm người cho ngủ nhờ.”

Đêm đầu tiên, tôi dừng chân tại một ngôi làng nhỏ, tôi đã chìà lá thư ra để xin ngủ nhờ. Đó quả là một chuyến đi mở rộng tầm mắt bởi vì tôi đã chụp được rất nhiều ảnh, và dần dần tôi đã trở nên thoải mái với nhiếp ảnh. Tôi đã chụp lại được những khoảnh khắc thân mật trong gia đình đầu tiên tôi xin ngủ nhờ. Theo đó, tôi nghĩ có lẽ mình nên thực hiện nó hàng đêm và tập trung vào giây phút thân thiết của các gia đình và xem điều gì sẽ xảy ra trong suốt chuyến đi.”

Thông qua câu chuyện của Bieke Depoorter, anh em có lẽ sẽ muốn thử thực hành nhiếp ảnh khác đi, sáng tạo hơn so với những gì mình từng chụp. Một chuyến đi có thể là một gợi ý mở ra nhiều ý tưởng: bạn bắt gặp một ngôi làng với những người dân thú vị hay một câu chuyện hay ho dọc đường và muốn tìm hiểu kĩ hơn. Biết đâu, một luồng gió mới sẽ khơi gơi nhiều hứng khởi cho hành trình nhiếp ảnh của bạn.

Ou Menya. 2009. © Bieke Depoorter
Ou Menya. 2009. © Bieke Depoorter
Ou Menya. 2009. © Bieke Depoorter
Ou Menya. 2009. © Bieke Depoorter

4. Xác định lại đam mê của mình
Có thể bạn tìm được một chủ đề tạo ra nhiều cảm hứng cho bản thân và bạn chụp được rất nhiều ảnh đẹp. Nhưng rồi sẽ có lúc bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản với câu chuyện đó. Bằng cách xác định các yếu tố từng gây hứng thú của chính dự án đó đối với mình, có khi bạn sẽ tìm được những đặc tính này trong một câu chuyện hoàn toàn mới.

Jean Gamy từng dành nhiều năm lênh đênh trên biển để chụp ảnh, trong những điều kiện hết sức khắc nghiệt và nguy hiểm. Trong chuyến đi cuối cùng trên một con tàu Tây Ban Nha tới Bắc Đại Tây Dương, NAG đã phát hiện ra những yếu tố làm mình say mê các chuyến đi này cũng xuất hiện ở nơi khác khiến con người cảm thấy sự rộng lớn, hoang dã của thiên nhiên. Vì thế, anh mở rộng khám phá của mình đối với nhiếp ảnh cùng với ngọn lửa đam mê mang một tinh thần mới.

“Tôi chụp bức ảnh này vào tháng 1 năm 1998. Đó là một trong những tấm cuối cùng tôi chụp trên con tàu phiêu lưu. Tôi bắt đầu đi tàu chụp ảnh từ đầu thập kỉ 70 bởi vì tôi thực sự muốn trôi nổi giữa đại dương, boong tàu luôn rộng mở dưới sự dữ dội, chao đảo và pha trộn cùng trời biển.

Tôi đã không biết rằng chuyến đi này là chuyến đi cuối cùng. Nó đại diện cho kết thúc nhưng đồng thời cũng là khởi đầu của một điều gì đó khác, một chu trình khác. Tôi rời khỏi biển cả và chuyển hướng sang các dãy núi. Biển và núi có khá nhiều điểm tương đồng khi đặt trong mối liên kết với vũ trụ. Những không gian nhỏ bé ở giữa chúng là nơi trú ẩn: chiếc mái tàu, mái thuyền hay một chiếc lều bám trụ nơi vách đá của dãy núi hiểm trở. Đó thực sự là một trải nghiệm về cả mặt thể chất lẫn tinh thần, giữa sự rộng lớn bao la vô tận này.”

Trên tàu đánh cá Tây Ban Nha “Rowanlea”. Bắc Đại Tây Dương. 1998. © Jean Gaumy​
© Jean Gaumy​

5.Tình yêu
Một niềm cảm hứng vô tận cho mở đầu của mọi câu chuyện được kể và cả trong nghệ thuật, đó là người tình hay “nàng thơ”. Tình yêu có thể thay đổi cái nhìn và cách tiếp cận chủ đề của nhiếp ảnh gia.

Thực hành cá nhân của Jacob Aue Solo trở nên chân thật đối với bản thân anh hơn bao giờ hết khi anh yêu nàng thơ Sabine, người đã đem tới “cái chạm nhiếp ảnh” nhẹ nhàng, thân thiết mà anh miêu tả cho bức ảnh dưới: “Khi tôi yêu Sabine, cô ấy dạy tôi cách khiêu vũ. Sau khoảnh khắc đó, tôi bắt đầu chụp ảnh với sự tò mò lớn. Rồi tôi bắt đầu khiêu vũ. Sabine đánh son, xỏ vào chân đôi giày cao gót và mặc một chiếc váy chấm bi. Đó là dịp lễ rửa tội cho bé gái con của chị gái cô ấy.”

© Jacob Aue Sobol​

“Trông em có xinh đẹp không?” Sabine hỏi. Cô ấy kéo chân váy lên, để lộ chiếc quần lót hoạ tiết ngôi sao và đôi tất. “Trông em rất tuyệt vời.” Tôi đáp lời, ôm chặt cô ấy và bắt đầu khiêu vũ.

Tôi thường quan sát Sabine nhảy ở hội trường làng mà không muốn tham gia cùng. Nhưng khi có mỗi chúng tôi ở nhà bác của cô ấy, tôi đầu hàng cả điệu nhảy và Sabine. Chúng tôi khiêu vũ quanh đồ đạc, nội thất của căn phòng. Qua cửa sổ đang mở, chúng tôi có thể nghe thấy tiếng chuông nhà thờ nhưng Sabine nài nỉ tôi: “Nhảy tiếp đi anh. Hãy để em dạy anh khiêu vũ!”

Cuốn sách “Sabine, A Love Story” là một minh chứng cho sự biến chuyển tình yêu này.

© Jacob Aue Sobol
© Jacob Aue Sobol
© Jacob Aue Sobol​

Hi vọng 5 gợi ý trên đây cùng những dẫn chứng thuyết phục sẽ khơi gợi niềm cảm hứng để anh em xây dựng một bộ ảnh cho riêng mình :D

Dịch Tinhte.vn

Lưu ý quan trọng - Chỉ hỗ trợ kĩ thuật cho thành viên VIP từ gói 06 tháng trở lên qua kênh chat, nếu bạn đăng ký gói VIP khác vui lòng comment vào bài viết vấn đề bạn gặp phải, bạn sẽ nhận được phản hồi trong vòng 48h.
- Hỗ trợ cài đặt có tính phí với các gói VIP 24h, 01 tháng, 03 tháng - Vui lòng Inbox
- Các tài nguyên mục làm phim không hỗ trợ cài đặt và sử dụng


0 0 votes
Article Rating

Bài viết cùng chủ đề:

Mọi Người Cũng Thường Xem

guest
Tất cả comment đều được kiểm duyệt cẩn thận! Hãy dùng tên của bạn khi comment, không sử dụng keyword trong ô Name. Xin cảm ơn.
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Bạn thấy sao về bài viết này? cho mình biết nhéx